Những thứ cần biết về 5 điều quy y Tam Bảo

Những thứ cần biết về 5 điều quy y Tam Bảo

Tuân thủ 5 điều quy y Tam Bảo là điều mà các Phật tử cần phải làm khi hoàn thành nghi lễ quy y. Chỉ khi hiểu rõ về vấn đề này và nghiêm túc tuân thủ thì người tu đạo mới có thể ngộ ra được những chân lý thực sự trong quá trình tu tập.

Quy y có phải là đi tu?

Quy y không phải là đi tu, quy y là một nghi lễ chứng nhận người tu đạo trở thành một Phật tử tại gia. Sau nghi lễ này, người tu đạo sẽ nương tựa cửa Phật, học theo cách sống đạo đức mà Đức Phật truyền dạy.

Sau khi quy y, Phật tử không nhất thiết phải từ bỏ hoàn toàn chuyện thế tục để một lòng học đạo, tu tập Phật Pháp. Bạn vẫn có thể lập gia đình, xây dựng sự nghiệp riêng của mình và ăn thịt cá như người bình thường.

ngũ giới quy y tam bảo
Quy y Tam Bảo không nhất thiết phải đi tu

Người quy y để rèn luyện tâm tính, tích phước đức cho bản thân và gia đình.

Ngũ giới – 5 điều quy y Tam Bảo

Ngũ giới – 5 điều quy y Tam Bảo là những điều mà Đức Phật đã đặt ra để ngăn chặn những tư tưởng xấu xa, những hành động, lời nói không tốt xuất phát từ trong tâm người tu đạo. Mọi Phật tử sau khi quy y Tam Bảo đều phải học tập và tuân theo những điều này.

1/ Không được giết hại

Không được giết hại, sát sinh là điều đầu tiên trong quy y Tam Bảo mà Phật tử cần tuân theo. Một người bị kết tội sát sanh khi phạm phải những điều sau:

  • Sát hại chúng sinh có thức tánh (trừ vi trùng, vi khuẩn, thực vật)
  • Biết rõ chúng sinh có thức tánh nhưng vẫn cố ý sát hại
  • Có ác ý muốn sát hại các chúng sinh đó
  • Cố gắng thực hiện hành vi sát hại chúng sinh
  • Chúng sinh (kể cả không có thức tánh) đã chết vì bị mình sát

Khi mọi người tránh khỏi phạm phải những điều trên, tâm hồn sẽ được thanh thản hơn. Bên cạnh đó, không sát hại chúng sinh cũng là không tạo nghiệp chướng, tạo phước đức cho sau này.

quy y tam bảo có phải đi tu
Không sát sinh giúp mọi người cảm thấy thanh thản hơn hơn

2/ Không được trộm cướp

Tải sản thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi người, được tạo ra bởi công sức, mồ hôi và nước mắt. Việc trộm cắp tài sản của người khác không chỉ là việc thiếu tôn trọng quyền riêng tư, mà đó còn là hành vi ép buộc người khác, chiếm đoạt những giá trị vật chất không thuộc về mình.

Một người sẽ bị coi là trộm cướp khi phạm phải 5 điều sau:

  • Trộm cắp những vật khi đã thuộc quyền sở hữu của một ai đó
  • Biết rõ vật có chủ sở hữu nhưng vẫn cố tình lấy cắp
  • Có ác ý muốn lấy cắp đồ vật
  • Cố gắng thực hiện hành vi lấy cắp đồ vật
  • Đồ vật đó đã xảy ra vấn đề (hỏng, rơi, vỡ,…) do sự cố trộm cắp của mình
quy y tam bảo tại nhà
Người trộm cắp là đang thiếu tôn trọng tài sản, mồ hôi công sức lao động của người khác

3/ Không được tà dâm

Người tu đạo không được ngoại tình, có suy nghĩ hoặc có hành động không chung thủy với bạn đời, người tình của mình. Trong đạo Phật, hạnh phúc gia đình là một điều quý giá và xứng đáng được tôn trọng. Người phá vỡ giá trị gia đình chính là phá vỡ những quy chuẩn đạo đức căn bản của Phật pháp.

Có 4 yếu tố chính hình thành nên tội tà dâm:

  • Thông dâm với đối tượng đã gia đình hoặc đang được bảo hộ
  • Có ý nghĩ muốn thực hiện hành vi tà dâm
  • Cố gắng thực hiện hành vi tà dâm
  • Cảm thấy thích thú khi thực hiện hành vi tà dâm
5 quy y tam bảo tại nhà
Người tà dâm là người phá hỏng những đạo đức căn bản trong đạo Phật

4/ Không được nói dối

Nói dối gây mất niềm tin giữa con người với nhau, lâu dần sinh lòng đố kỵ, nghi ngờ, hãm hại lẫn nhau. Sống chân thật không dối lừa giúp bạn sống bình yên, thoải mái trong tâm hồn, đem đến hạnh phúc cho bản thân và cho cả những người xung quanh.

4 yếu tố được kết thành tội nói dối:

  • Trong số những điều nói ra, có một điều là không đúng sự thật
  • Có ý định muốn nói dối một điều gì đó
  • Trong quá khứ đã nói những điều dối trá
  • Làm cho người nghe tin vào điều nói dối của mình
quy y tam bảo có phải đi tu không
Nói dối chính là mầm mống của sự nghi ngờ, hãm hại lẫn nhau

5/ Không say sưa, nghiện ngập

Những chất gây nghiện sẽ làm tổn hao tinh thần, tâm trí, về lâu dài còn hại đến sức khỏe, thậm chí là nhân cách của người sử dụng. Vậy nên Đạo Phật nghiêm cấm những người tu đạo không được phạm phải những thứ này, cụ thể là không làm 2 điều sau:

  • Có ý nghĩ muốn sử dụng các chất gây nghiện
  • Đã sử dụng chất gây nghiện
thực hiện quy y tam bảo tại nhà
Đạo Phật nghiêm cấm sử dụng chất gây nghiện vì chúng sẽ làm hao tổn tinh thần, tâm trí Phật tử

Xem thêm: Nắm rõ 10 nghiệp Thân Khẩu Ý tránh phạm phải

Hướng dẫn thực hiện 5 điều Quy y Tam Bảo tại nhà

Để có thể tự mình thực hiện được ngũ giới tại nhà, mọi người có thể làm theo các hướng dẫn sau:

  • Không sát sinh động vật và cứu chúng bằng cách thực hiện phóng sinh càng nhiều càng tốt
  • Không trộm cắp tài sản, đồ vật của người khác dù là giá trị to hay nhỏ.
  • Nếu có thể, hãy mang tặng quà cho những người có hoàn cảnh khó khăn, đang gặp hoạn nạn. Đặc biệt, có thể thực hiện cúng dường Tam Bảo để tích thêm phước báu cho bản thân
  • Sống một lối sống tinh thần lành mạnh, không ngoại tình hoặc khuyến khích người khác có hành vi không chung thủy. Phải biết trân trọng, bảo vệ hạnh phúc gia đình, vợ chồng nên biết cảm thông chia sẻ, cha mẹ con cái yêu thương thuận hòa.
  • Không lừa gạt, nói dối với người khác để hãm hại người ta hoặc trục lợi cho bản thân mình.
  • Không sử dụng chất gây nghiện hoặc khuyến khích, dụ dỗ người khác sử dụng. Tập cho mình thói quen sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể thao, rèn luyện trí óc
5 điều quy y tam bảo
Sau khi quy y Tam Bảo, bạn có thể tự học cách giữ nghiêm ngũ giới tại nhà

Thắc mắc: Giết chuột có tội không? Có phạm phải 5 điều quy y Tam Bảo không?

Đối với nhiều người tu đạo tại nhà, do ở xa không thể đến chùa để quy y thì việc tự thực hiện tại nhà sẽ khá khó khăn. Bạn có thể xem video hướng dẫn dưới đây của sư thầy Thích Trúc Thái Minh để hiểu kỹ hơn.

Sau khi quy y Tam bảo, Phật tử cần nỗ lực tu tâm dưỡng tính để hoàn thiện bản thân và tiến xa hơn trên con đường giác ngộ.

Kết luận

5 điều quy y Tam Bảo được Kinh Sám Hối đề cập trên là những quy định được Phật pháp đặt ra cần mọi người tuân theo. Khi giữ được đủ ngũ giới, đó cũng là lúc bạn đã được một bước tiến mới trên con đường tu tập đạo Phật và giác ngộ của mình.

tác giả kinh sám hối

Nguyễn Vipel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *