Vãng sanh là gì? Hướng dẫn cúng vãng sanh chuẩn xác
Vãng sanh là gì nhận được sự quan tâm của các tín đồ Phật giáo khi mới bắt đầu tìm hiểu tôn giáo. Ý nghĩa thuật ngữ đối với các tín đồ vô cùng quan trọng ở chặng cuối đời người.
Hoàn thành điều kiện để phát nguyện vãng sanh cũng giúp con người yên tâm đi về cõi cực lạc.
Vãng sanh là gì?
Vãng sanh theo Phật giáo là cụm từ dùng để chỉ sự “qua đời” hoặc “cái chết” của một người. Theo đó, sau khi sinh mệnh kết thúc ở thế giới này, con người sẽ đến với một thế giới khác bình yên và thanh tịnh hơn.
Vãng sanh cũng trở thành mục tiêu chân chính và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát. Đây cũng là ước mong nhiệt thành của các hành giả Niệm Phật sau những năm tháng tu tập nghiêm túc. Đến được cực lạc, con người sẽ được yên nghỉ và thanh thản sau một kiếp sống.
Chú vãng sanh là gì trong Phật giáo được hiểu như loạt các câu thần chú sử dụng để trì tụng và hóa giải nghiệp chướng mà con người gây ra trước khi vãng sanh. Tên gọi tắt của chú vãng sanh là Tịnh độ Đà la ni và đầy đủ hơn là A Di Đà Phật Căn Bốn Bí Mật Thần Chú.
Tiền vãng sanh là gì?
Tiền vãng sanh là gì được giải thích ngắn gọn là trạng thái của con người trước khi qua đời với những dấu hiệu tốt như nét mặt vui tươi, sắc diện hồng hào. Thân xác một người thường mềm mại, không gian gần người đó có thêm hoa nở, chim tụ lại tại thời điểm tiền vãng sanh.
Ở trạng thái tiền vãng sanh, con người gần như đã giải thoát và chứng ngộ, thân xác vẫn ở trần thế nhưng tâm đã đến Cực Lạc. Thân thể nhẹ nhàng, thoải mái, tâm trí sáng suốt và yên bình, không còn sợ hãi, lo lắng.
Một số trường hợp có thể nhìn thấy ánh sáng trắng của Phật A Di Đà dẫn lối hoặc nghe tiếng nhạc du dương của cõi cực lạc không có khổ đau.
Cúng vãng sanh là gì?
Cúng vãng sanh là việc cúng bái để người đã qua đời có thể đến với miền Cực Lạc yên bình. Khi thực hiện, người cúng phải đọc chú vãng sanh gồm 59 chữ trong lễ Tịnh độ, cầu siêu. Điều này mang đến sức mạnh phá trừ nghiệp chướng, giúp người ra đi được an vui, thanh thản.
Con người khi mất đi thường lưu luyến trong tái sinh và luân hồi do những chướng nghiệp nặng nề. Nếu không được cúng vãng sanh thì có thể khiến người đã khuất luôn khổ sở, không thể an nghỉ.
Cúng vãng sanh sẽ giúp xóa bỏ chướng ngại và yên tâm về cõi Cực Lạc. Lưu ý là thực hiện cúng bái phải tuân theo số lần cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả.
Cầu vãng sanh có phải cầu cái chết?
Vấn đề cầu vãng sanh có phải cầu cái chết không cũng cần hiểu rõ khi tìm hiểu vãng sanh là gì. Một số người chưa hiểu rõ về đạo có suy nghĩ chưa chính xác làm ảnh hưởng đến việc tu đạo, tâm không thể thanh thản.
Cầu vãng sanh là cầu cho bản thân có thể đi chốn Cực Lạc, yên nghỉ sau khi qua đời. Phật sẽ dẫn lối để con người đến được nơi bình yên và an nhiên, không mang ý nghĩa nặng nề như cái chết trên cõi nhân sinh.
Cách nhận biết người chết được vãng sanh hay chưa
Nếu muốn biết một người có được vãng sanh hay không thì phải chắc chắn họ hội tụ đủ Tín – Nguyện – Hạnh trong tâm. Nghĩa là khi ra đi, vẻ ngoài của họ mang theo sự thanh thản, khuôn mặt vui tươi, da dẻ hồng hào, thân xác mềm mại.
Một số người phát nguyện tốt còn có thể có quang minh, có hương thơm vì thần thức xuất ra trên đỉnh đầu. Một số người còn biết trước ngày mình sẽ rời ra trần thế mà báo trước cho Thánh chúng đến tiếp dẫn nên sẽ thấy ánh sáng nhẹ bao phủ.
Xem thêm: Sắc tức thị không không tức thị sắc – một triết lý cốt lõi của Phật giáo.
Điều kiện để phát nguyện vãng sanh
Để phát nguyện vãng sanh, tín đồ theo đạo phải đảm bảo một số điều kiện quan trọng. Tu tâm dưỡng tính để xóa bỏ nghiệp chướng và phát lòng từ bi là những điều cần làm.
1/ Phát bồ đề tâm
Điều kiện đầu tiên để phát nguyện vãng sanh đó là phát bồ đề tâm theo Phật giáo. Nếu không phát tâm Bồ đề thì dù có tu hành trọn kiếp cũng không có kết quả như ý.
Người tu tập phải trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh nếu muốn cầu vãng sanh. Tâm nguyện vãng sanh về vùng cực lạc là tâm nguyện lợi tha, không ích kỷ hẹp hòi, ganh đua với đời, tự mình an vui nơi tâm hồn.
Khi phát Bồ đề tâm, con người phải thật tâm mong cầu thành Phật và phổ độ chúng sinh về cõi Phật. Sinh ra trên đời phải có đủ đầy từ bi và trí tuệ, năng lực độ sinh mới mong chuyển hoá kiếp người.
Tham học Kinh điển, gần gũi thầy lành bạn tốt và làm các việc thiện cũng là phát Bồ đề tâm theo Phật giáo. Đối với chúng sinh phải có lòng đại từ đại bi để tâm hồn luôn thanh tịnh. Có như vậy, con người mới đến được cõi cực lạc vãng sanh.
2/ Nghiêm trì tịnh giới
Theo Phật giáo, giới là ngăn ngừa các hành vi sai quấy, chấm dứt điều ác và làm điều lành. Giới hướng con người đến những việc thiện trong cuộc sống, ngăn chặn xúc cảm và suy nghĩ về các hành vi không đúng đắn.
Ngài Buddhaghosa định nghĩa về Giới là chế ngự bản thân theo các cách gồm chế ngự giới bổn Patimokkha, chế ngự thông qua tỉnh giác. Cách chế ngự bằng tri kiến, chế ngự qua kham nhẫn và chế ngự từ tinh tấn cũng được sử dụng.
Nghiêm trì tịnh giới là tịnh hóa thân tâm trong khi tu tập nhằm ngăn chặn và chấm dứt các tà hạnh, ngõ hầu thành tựu các chánh hạnh. Có nghiêm trì tịnh giới mới có thể phát nguyện vãng sanh. Người theo đạo cần thường xuyên rèn luyện giới để sống vui vẻ, hoan hỉ , tu tâm dưỡng tính và thanh tịnh trong cuộc sống.
3/ Tâm niệm cứu nhân độ thế
Hành giả muốn cầu vãng sanh phải có tâm niệm cứu nhân độ thế, cầu mong cho tất cả chúng sanh đều được sống tốt hơn. Cứu người vớt đời, làm phước giới người để đời hết kẻ nghèo là những việc xuất phát từ tâm niệm cứu nhân độ thế.
Việc cứu nhân độ thế có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau hướng con người đến những điều thiện. Trong đó, bố thí là hạnh lành, pháp lành mà chư Phật ba đời đều khuyên dạy cho các Phật tử thực hành, nhất là các Phật tử tại gia.
Bạn nên cho đi trước những mảnh đời bất hạnh hơn trong khả năng để góp phần tạo nên một xã hội ngập tràn yêu thương. Đây cũng là lý do Phật tử rất chăm chỉ làm việc thiện, phát tâm lành trước những khốn khó bi ai của người khác.
Con người muốn phát nguyện vãng sanh cần thường xuyên làm việc thiện, hiểu rõ tu tập là gì để thực hành và giúp đỡ mọi người hóa giải nghiệp chướng. Khi thực hiện điều thiện, tâm hồn sẽ tự nhiên thanh tịnh và dễ dàng cầu vãng sanh.
4/ Không đàn áp chúng sinh
Không đàn áp chúng sinh cũng là điều kiện để phát nguyện vãng sanh mà tín đồ Phật giáo phải thực hiện. Đối nhân xử thế ôn hòa và tôn trọng với mọi người xung quanh không kể giàu sang, giai cấp vô cùng cần thiết.
Chúng sinh kể cả động vật đều cần được đối xử dịu dàng, hiền hòa nên người cầu vãng sanh phải ghi nhớ kỹ. Ăn chay tích đức, hạn chế giết chóc, không gây điều ác, không phạm những đại tội trong Phật giáo có thể mang đến sự thanh thản. Công bằng khi giải quyết các vấn đề cũng là một cách không đàn áp chúng sinh trong cuộc sống.
Phật giáo quan niệm không coi mình là bề trên vô cùng quan trọng đối với hành trình tu tập của tín đồ. Thể hiện góc nhìn yêu thương vạn vật khiến tâm hồn trở nên thanh tịnh và yên ổn.
5/ Hiểu về luật nhân quả
Luật nhân quả là một từ tiếng Phạn liên quan đến hành động tạo ra nguyên nhân và kết quả. Phật giáo định nghĩa tất cả hành động, lời nói, ý nghĩ có ác ý đều được gọi là nghiệp.
Phát nguyện vãng sanh phải thực hiện tốt điều kiện về luật nhân quả. Con người cần chịu trách nghiệm cho tất cả hành động mà mình gây ra như một quy luật không thể phá hủy của vũ trụ.
Phần lớn nghiệp chướng được tạo ra từ ý niệm hay còn gọi là tâm. Nếu làm việc thiện sẽ nhận lại điều tốt lành và gây ác gặp ác.
Con người tự xây dựng số phận cho chính mình nên dù hạnh phúc hay đau khổ đều xuất phát từ bản thân. Bạn cần ghi nhớ điều này để cầu vãng sanh và yên nghỉ sau khi qua đời.
Kết luận
Vãng sanh là gì được giải đáp chi tiết giúp tín đồ Phật giáo hiểu rõ hơn về tín ngưỡng mình lựa chọn. Mỗi người sinh ra đều có cuộc sống của riêng mình, sống thiện hay ác đều do bạn quyết định.
Con người cần ghi nhớ rằng những điều bản thân làm sẽ cho kết quả nhận lại xứng đáng. Tích đức, làm việc thiện mang bạn về cõi cực lạc, an bình và thanh thản.