Sắc tức thị không không tức thị sắc có ý nghĩa là gì?
Sắc tức thị không không tức thị sắc là một đoạn kinh văn được rất nhiều người biết đến. Tuy nhiên, không phải ai nghe và nói cũng hiểu rõ ý nghĩa ẩn sâu phía sau của lời dạy từ Đức Phật.
Sắc tức thị không, không tức thị sắc có nghĩa là gì?
Sắc tức thị không không tức thị sắc hiểu đơn giản là Sắc chính là Không mà Không chính là Sắc. Hai thứ này không có gì khác biệt nên con người đừng quá kỳ vọng vào điều gì đó.
Trong Kinh Phật, Sắc có thể hiểu là của cải vật chất hoặc những thứ hữu hình. Không là tính vô ngã của thứ hữu hình đó, người nhìn vào cần có sự thông thoáng và rộng mở.
Đoạn kinh này muốn chỉ ra rằng, nhìn vào bất cứ sự vật sự việc nào cũng phải được nhìn một cách rộng rãi, không nên chấp niệm cứng nhắc.
Chẳng hạn khi xét trên một sự vật sự việc, những gì bạn nhìn thấy chưa chắc đã là đúng. Sự bao hàm ở mọi góc nhìn sẽ giúp bạn thấy được những gì ẩn chứa phía sau để không vội vàng đưa ra kết luận.
Không chỉ áp dụng triết lý sắc tức thị không không tức thị sắc, Phật tử cần cam kết thực hiện 5 điều quy y Tam Bảo khi tu tập giúp rèn luyện bản thân để đạt được sự thanh tịnh.
Sắc tức thị không, không tức thị sắc trong kinh nào?
Đoạn kinh hướng con người đến với sự chân thật và sâu rộng này được trích từ Bát Nhã Tâm Kinh. Kinh Bát Nhã rất ngắn, chỉ có khoảng 260 chữ nằm trong bộ kinh Đại Bát Nhã.
Sắc tức thị không nằm trong tinh kinh được xem là trí tuệ tinh khiết nhất của Phật Giáo Đại Thừa. Đây là ánh sáng soi rọi sự giác ngộ, sự chân sâu để nhìn thấu mọi sự vật sự việc trên đời, tránh phạm vào 10 nghiệp Thân Khẩu Ý trong đạo Phật.
Câu nói này có thể được áp dụng vào nhiều trường phái Phật giáo, bao gồm cả tu Mật Tông.
Giảng giải sắc tức thị không, không tức thị sắc
Biết sắc tức thị không, không tức thị sắc trong kinh nào bạn có thể tìm đọc để hiểu rõ hơn. Kinh Sám Hối sẽ giúp bạn biết được ý nghĩa phần nào của đoạn kinh khai mở trí tuệ, nâng cao sự sáng suốt này.
1/ Sắc bất dị không hữu nhược vô
Sắc không khác Không mà Không cũng không khác Sắc, Sắc trụ nơi Không và Không trụ tại Sắc. Nhìn vào tưởng là hai nhưng thực chất lại là một, Sắc không làm thay đổi Không mà Không vẫn tồn tại nếu có Sắc.
2/ Không chẳng khác sắc thể dụng thù
Không không khác Sắc nhưng có Dụng. Không là Không, Sắc là Dụng của Không, tuy hai mà là một.
3/ Sắc tức là không chân nguyên triệt
Nguồn gốc của Sắc là Không, phải từ Không có hình thành nên Sắc.
4/ Không tức thị sắc vọng lưu khô
Không cũng chính là Sắc, tu đạo mà đắc đạo mới chạm tới cảnh giới đó. Nghĩa là khi đạt tới cảnh giới an lạc, mọi vọng tưởng trước đó từ Sắc sẽ hoá thành Không.
Ví dụ, sắc đẹp của con người là Sắc, là tiền đề tạo nên khoái cảm nam nữ. Nhưng khi đắc đạo tới cảnh giới thượng thừa thì sự an lạc có được so với vấn đề nam nữ sẽ gấp trăm ngàn lần.
5/ Sơn hà đại địa duy thức hiện
Đất đá núi sông xuất hiện từ tâm thức mà ra, sự phân biệt có được là do suy nghĩ hình thành. Nếu con người chuyển hóa tâm thức phân biệt đi thì đất đá núi sông cũng chẳng còn.
6/ Mộng huyễn phao ảnh như thị hồ
Ban ngày nghĩ nhiều, tưởng nhiều cái gì thì tối sẽ mơ thấy cái ấy. Mộng tưởng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và biến mất sau khi con người tỉnh thức.
Con người đang lâm vào mộng mị chỉ thấy Sắc, cho rằng tất cả những thứ đang hiện ra trước mắt là thật. Nhưng đến một lúc nào đó khi thức giấc, chính người này sẽ biết mình vừa trải qua một giấc mộng vì thực chất chúng không có thật.
Trong những khoảnh khắc không làm chủ được chính mình, tất cả đều là mộng ảo. Tùy vào góc nhìn và trải nghiệm mà sẽ nhận ra nó là “huyễn” hay không.
Phao ảnh như thị hồ nghĩa là bóng ảnh giống như bọt nước, không lâu bền nhưng lại ảnh hưởng đến tâm thức. Bóng phản ánh âm dương, nghiêng về hướng sáng thì được lên trời, nghiêng về hướng tối thì xuống địa ngục.
7/ Thận vật ngoại cầu trì trung đạo
Đừng nên hướng ra ngoài để tìm kiếm và cầu mong gì cả bởi tự trong tâm đã có.
8/ Phóng hạ nhiễm duyên tức lai như
Câu này nghĩa là nên phóng xả nhân duyên và nhiễm ô, bỏ đi tham sân si mà vào nhà Như Lai. Chưa tích đủ công đạo, chưa thành Phật thì gọi là Lai Như.
Kết luận
Sắc tức thị không không tức thị sắc là lời dạy kinh điển về trí tuệ tinh khiết, khai mở góc nhìn của con người và gạt bỏ mọi chấp niệm. Hãy biết đặt mình vào vị trí phù hợp để nhìn nhận sự việc sự vật đúng đắn, hỗ trợ con đường tu đạo và đạt tới cảnh giới mong đợi.