Giới Định Huệ là gì? Lợi ích khi tu tập Giới Định Huệ
Trong tu hành Phật giáo, việc hiểu rõ về Giới Định Huệ là gì rất quan trọng. Theo Đức Phật, đường đi đến Niết – Bàn phải thông qua ba bậc thang giới, định và huệ này. Vậy trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Giới thiệu về Giới Định Huệ
Giới – Định – Huệ là ba môn học cơ bản, thiết yếu trong Phật giáo. Chúng được gọi chung là Tam vô lậu học.
Các Phật tử nếu hiểu rõ điều này sẽ giúp ích cho việc tu hành của bản thân. Nó giúp mọi người thoát khỏi phiền não, tâm sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, thoát khỏi trạo cử,…
Giới
Giới là những quy tắc, lời răn dạy mà người tu hành cần tuân theo để làm điều thiện, tránh tạo ác nghiệp.
Vai trò: giúp thân, khẩu của Phật tử được thanh lọc, trong sạch. Góp phần tạo nền tảng cho Định, Huệ.
Tuỳ vào mức độ tu tập mà chia làm nhiều loại giới khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là năm giới trong 5 điều Quy y Tam Bảo:
- Ngũ giới: là giới căn bản nhất của đạo Phật. Bao gồm: Không sát sanh, Không trộm cấp, Không tà dâm, Không nói dối và Không uống rượu hay sử dụng các chất say nghiện.
- Bát giới
- Thập giới
- Tỳ kheo giới
- Bồ tát giới
Ngoài ra, giới còn có thể chia thành hai loại:
- Giới thế gian: là giới gắn liền với đạo đức, luân thường. Sống hướng thiện sẽ được kết quả tốt. Nhưng người ở trong giới này vẫn phải chịu luân hồi.
- Giới xuất thế gian: là giới đưa người tu hành thoát khỏi tam giới, không còn chịu ảnh hưởng của sinh tử luân hồi.
Định
Định là trạng thái tinh thần tập trung, không dao động bởi nhưng tạp niệm, phiền não bên ngoài.
Vai trò: giúp Phật tử nâng cao khả năng tập trung, tâm trí hanh thông, tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển.
Phương pháp để rèn luyện Định: thiền anapanasati – hơi thở, thiền metta – từ bi,…
Trong Phật giáo, Định không phải là mục tiêu chủ yếu nhưng là một cây cầu để dẫn đến Huệ. Do đó, Định là một công cụ để hướng đến giác ngộ, giải thoát.
Để đạt được điều này, con người cần tu tâm dưỡng tính, bỏ ngoài tai những lời khó nghe và hiểu rõ chửi người khác bị nghiệp gì để giữ gìn thân khẩu ý.
Huệ
Huệ là trạng thái trí tuệ thông minh, sáng suốt, nhận thức đúng đắn về mọi việc trong thực tế cuộc sống.
Vai trò: giúp Phật tử có sự hiểu biết, nguồn gốc của khổ đau, thoát khỏi luân hồi sinh tử.
Huệ thường gắn liền với chữ “Trí”, gọi là Trí Huệ. Do vậy, cảnh giới thấp là Trí, cảnh giới cao hơn là Trí Huệ (Bát Nhã).
Quá trình tu tập Huệ Bát Nhã thường trải qua bốn giai đoạn:
- Trí Thế Gian: là khả năng học tập về kiến thức, văn hoá, khoa học, đời sống,…
- Trí Xuất thế gian: là ý thức thức tỉnh, học hỏi Phật pháp như: Tam pháp ấn, nhân quả, thực hành tu tập,…
- Thượng Trí (Trí siêu vượt): là khả năng học tập, tiếp thu những chủ đề cao thâm hơn trong Phật pháp như: Như Thật, Chân Như, Không, Huyễn,…
- Trí Bát Nhã: là năng lực thực hành, tiềm năng giác ngộ để Huệ được phát huy.
Mối quan hệ giữa Giới – Định – Huệ
Tìm hiểu mối quan hệ giữa Giới Định Huệ:
Mối quan hệ
Trong Phật giáo, cả ba có mối quan hệ mật thiết với nhau:
- Giới là điều căn bản nhất, tạo nền tảng cho Định, giúp thân khẩu được thanh lọc
- Định là điều kiện để đến cảnh giới Huệ, giúp tâm trí được hanh thông, rõ ràng
- Huệ thì giúp Giới và Định càng thêm ổn định, giúp chúng sinh giác ngộ
Lợi ích khi tu tập Giới – Định – Huệ
Có con đường tu tập rõ ràng mang đến nhiều lợi ích cho Phật tử:
- Tâm an nhiên
- Phát triển trí tuệ, nhận thức
- Nâng cao sức khoẻ
- Hạn chế các vấn đề về tâm lí
- Hướng con người về giác ngộ
- Hiểu rõ nhân lễ nghĩa trí tín là gì và cách thực hành trong cuộc sống.
Kết luận
Qua bài viết trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về khái niệm Giác – Định – Huệ. Đây là một trong những điều thiết yếu trong quá trình tu tập của mỗi người. Các Phật tử cần hiểu rõ để chọn phương pháp tu hành đúng đắn.