Chẩn tế là gì? Sư thầy mặc trang phục gì trong lễ Chẩn tế

Chẩn tế là gì? Sư thầy mặc trang phục gì trong lễ Chẩn tế

Đạo Phật hiện nay là một tôn giáo lớn và trở thành một nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Theo đó là có nhiều các nghi lễ, cúng tế theo hình thức Phật giáo được tổ chức. Một trong số đó là lễ Chẩn tế. Vậy lễ Chẩn tế là gì? Nắm rõ cách tụng kinh và niệm Phật để cầu cho vong hồn về cõi vĩnh hằng.

Khái niệm và nguồn gốc của lễ Chẩn tế

Khái niệm

Lễ Chẩn tế còn được gọi là lễ Trai đàn Chẩn tế, lễ Trai đàn Thuỷ lục. Là một nghi thức, pháp hội Phật giáo nhằm cầu siêu cho người đã khuất, đặc biệt là những người không có ai thờ tự, chết oan.

Địa điểm: Thường được tổ chức ở chùa do các vị tu sĩ thực hiện.

Thời gian: Thường diễn ra vào ngày rằm, mùng 1 hoặc các ngày lễ lớn trong Phật giáo. Đặc biệt, khi gia đình có người mất hoặc gia đình gặp xui xẻo.

chẩn tế là gì
Lễ Chẩn tế là gì

Nguồn gốc

Lễ chẩn tế có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở Trung Quốc.

  • Năm 738, vua đường Huyền Tông cho xây dựng một ngôi chùa tên Khai Nguyên ở mỗi quận.
  • Các chùa này dùng để tổ chức các lễ tiết quốc gia, cầu quốc thái dân an.
  • Năm 755, An Lộc Sơn nổi loạn. Một năm sau, quân triều đình mới dẹp tan. Lúc đó có rất nhiều người chết. Vua lúc này mới ban chỉ cho chùa Khai Nguyên, mời cao tăng tổ chức lễ tụng kinh siêu độ cho các vong hồn đã mất.
  • Dân chúng thấy vậy và làm theo khi trong gia đình có người mất. Lễ chẩn tế ra đời.

Lễ chẩn tế du nhập vào Việt Nam vào thời gian nào rất khó xác định.

  • Có thể vào thời nhà Lý. Tổ chức các buổi trai đàn chẩn tế “diệm khẩu phổ thí pháp hội”.
  • Năm 1789, vua Quang Trung cho làm lễ tưởng niệm các tử sĩ trong cuộc chiến đại phá quân Thanh.
  • Vua Gia Long cũng tổ chức lễ siêu độ cho các sĩ tử, chết oan vì cuộc chiến
  • Chúa Nguyễn Phúc Chu tổ chức lễ trai đàn tại chùa Linh Mụ cầu cho thiên hạ thái bình, siêu độ cho các sĩ tử.

Xem thêm: Giới Định Huệ là gì? Tại sao nên tu tập Giới Định Huệ

Mục đích và ý nghĩa của lễ Chẩn tế

Tổ chức lễ Chẩn tế nhằm mục đích:

  • Giúp cho người đã khuất được siêu thoát, thoát khỏi sự thống khổ ở cõi âm.
  • Thể hiện sự tôn kính và lòng hiếu thảo, biết ơn đối với người mất.
  • Cầu mong bình an cho người sống, tránh xui xẻo, tai nạn.

Hiện nay, lễ Chẩn tế còn mang mục đích:

  • Giúp đỡ người khó khăn
  • Cứu tế người gặp nạn, đói khổ, bệnh tật
  • Làm nhiều việc thiện
chẩn tế là gì
Nguồn gốc và ý nghĩa của chẩn tế

Lễ chẩn tế có mục đích cầu siêu cho những người đã khuất, giúp họ được siêu thoát khỏi cõi oán tăng hội khổ và sớm được vãng sanh.

Các khâu chuẩn bị cho lễ Chẩn tế

Lễ Chẩn tế có hai phần chính:

  • Mật pháp: thuộc về phần các quán trưởng và ấn chú.
  • Hiển pháp: là các bài kinh chú, các hành động, cử chỉ,…

Để lễ Chẩn tế diễn ra tốt đẹp cần:

  • Chuẩn bị tra đàn: gồm Nội đàn và Ngoại đàn. Nội đàn có: bàn thờ Phật, bàn đựng kinh kệ, chuông mõ, pháp khí. Ngoại đàn có: Bảo toạ, màn Sư tử toạ, màn song khai, bàn kim đài, bàn Giác Hoa, bàn Địa Tạng, bàn hộc thực, bàn Tiêu Diện và các án như: Ngũ phương Phật, Án Trung ương, Án Phương Đông – Tây – Nam – Bắc.
  • Các vật phẩm có trong buổi lễ: hương vàng, hoa, nến, thức ăn, thuốc, chè, trái cây,…
  • Một ban kinh sư thường từ 5 – 7 vị cùng thực hiện các nghi lễ. Gồm các vị trí: Đàn chủ, Kinh sư đánh chuông, kinh sư gõ mõ, hai vị kinh sư đánh đẩu, kinh sư tụng kinh, kinh sư đánh chuông lớn và kinh sư đánh trống lớn.

Trong buổi lễ, các sư thầy sẽ tụng kinh, niệm phật, cầu nguyện cho người đã khuất. Sau đó sẽ đốt vàng mã để cúng cho các vong hồn.

Trang phục trong lễ Chẩn tế

Lễ Chẩn tế là một lễ nghi được tổ chức trang trọng hàng năm. Do đó, trang phục của các sư thầy cũng phải chính thức, nghiêm túc.

Thông thường, các sư thầy thường sử dụng lễ phục cao nhất là Đại y có màu vàng. Mão đội đầu được sử dụng thường là: Mão Hiệp Chưởng, mão Quan Âm, mão Từ Lư. Nhưng cũng tuỳ vào buổi lễ mà các sư lựa chọn trang phục phù hợp.

Kết luận

Chẩn tế là gì được giải đáp là một nghi lễ Phật giáo giàu ý nghĩa với cả người sống lẫn người đã khuất. Qua buổi lễ, thể hiện được truyền thống biết ơn của con người và cầu mong bình an trong cuộc sống.

tác giả kinh sám hối

Nguyễn Vipel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *