Giết chuột có tội không?

Giết chuột có tội không?

Trong Ngũ giới có một giới là Không sát sanh. Người muốn tu hành phải tuân thủ giới này. Vậy sát sanh là gì? Giết chuột có tội không? Đó là vấn đề được đề cập trong bài viết sau.

Sát sanh là gì?

Có nhiều khái niệm về sát sanh. Theo nghĩa chung là hành vi giết hại sinh vật sống, như con người, động vật, côn trùng,…

Trong Phật giáo, người ta định nghĩa cụ thể hơn theo 5 điều quy y Tam Bảo. Sát sanh là hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của chúng sinh nhưng phải đủ 5 yếu tố:

  • Có chúng sinh: đối tượng bị sát hại phải là sinh vật sống.
  • Có nhận thức rõ ràng về chúng sinh ấy: biết rõ sinh vật mình sát hại là sinh vật gì.
  • Có tâm giết hại: có mong muốn và ý định giết hại chúng sinh.
  • Thực hiện hành vi giết hại: trực tiếp và gián tiếp gây ra việc sát hại chúng sinh.
  • Chúng sinh bị sát hại chết: kết quả của hành vi sát hại là chúng sinh chết, không cứu chữa được nữa.

Ngoài ra, trong luật pháp, nếu sát hại con người và động vật bất hợp pháp thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Giết chuột có tội không?

Một khi đã hiểu rõ được khái niệm sát sanh thì hãy cùng trả lời câu hỏi giết chuột có tội không?

Về vấn đề này có thể chia ra làm hai trường hợp:

  • Một là, nếu chúng không làm hại gì đến chúng ta, mà chúng ta vẫn có tìm chúng để thực hiện hành vị giết hại thì chúng ta có tội.
  • Hai là, nếu chúng phá hoại mùa màng, lương thực, cắn phá đồ dùng,… thì chúng ta có quyền giết hại để bảo vệ cuộc sống vốn có. Khi đó, chúng ta vô tội.

Như vậy, tuỳ theo hành động của chúng ta mà hành vi giết chuột được xếp vào có tội hay không. Đối với luật pháp thì hành vi này hoàn toàn vô tội. Nhưng đối với trong Phật giáo, thì xét theo tâm tính của mỗi con người mà xét có tội hay không tội.

giết chuột có tội không
Giết chuột có tội không

Tương tự như thắc mắc nằm ngủ nghe kinh có tội không tùy thuộc vào quan điểm mỗi người. Theo phương diện Phật pháp là vô tội tuy nhiên hành động này sẽ gây khó khăn cho tu sĩ khi nhớ kinh sách.

Những trường hợp sát sanh không tội khác

Trong Phật giáo, quy luật về nhân quả rất công bằng. Dựa vào những nguyên nhân khách quan mà xem xét có tội hay không.

Đối với những Phật tử tại gia, giới “Không sát sanh” nhằm hạn chế việc giết người. Nếu đã làm các hành vi này thì được ghét vào tội sát sanh:

  • Tự thân giết người
  • Sai khiến, đồng mưu giết người
  • Lấy việc giết người làm sở thích
giết chuột có tội không
Các trường hợp phạm và không phạm sát sanh

Còn đối với việc giết hại các động vật cấp thấp hơn thì nên hạn chế hết mức có thể (Đối với người tu tại gia).

  • Đối với những động vật to lớn như: heo, bò, trâu, chó, mèo,… thì hạn chế việc sát sanh nếu có thể.
  • Đối với những động vật nhỏ như: chuột, kiến, gián,… thì chưa được xếp vào việc sát sanh.

Trong cuộc sống, chúng ta không nên quá cứng nhắc trong việc này. Nếu ai cũng sợ tội mà không tiêu diệt các loại sinh vật gây hại thì làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân. Cuộc sống là tương đối chớ không phải tuyệt đối. Tránh được tội nặng, hạn chế tội nhẹ thì đã là tốt.

Xem thêm: Chửi người khác bị nghiệp gì

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã phần nào tìm được câu trả lời cho câu hỏi giết chuột có tội không? Trong cuộc sống, việc có sát sanh hay không đều dựa trên đạo đức của mỗi con người. Nhưng hành thiện, tích phước đức là những việc nên và cần làm.

tác giả kinh sám hối

Nguyễn Vipel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *