Hạ Lạp là gì? Cách tính tuổi hạ và danh phẩm các vị xuất gia

Hạ Lạp là gì? Cách tính tuổi hạ và danh phẩm các vị xuất gia

Người tu hành thường tính tuổi hạ lạp. Vậy hạ lạp là gì? Cách tính tuổi ra sao? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề đó trong bài viết sau.

Khái niệm về hạ lạp

Hạ lạp là thời gian tu hành của một tu sĩ Phật giáo. Ngoài hạ lạp thì tuổi tu còn có cách gọi khác là pháp lạp, giới lạp.

Ý nghĩa của hạ lạp:

  • Xác định thứ bậc trong đoàn tu: chư tăng có tuổi hạ lạp càng cao thì càng được kính trọng hơn, được xem là đàn anh, đàn chị.
  • Để cử và trao nhận các chức danh trong Phật giáo: phải đủ tuổi hạ lạp mới được các chức danh nhất định.
  • Thể hiện sự uyên thâm trong việc tu học: tuổi hạ lạp càng cao thì càng thể hiện việc tu sĩ bỏ công sức cho việc tu hành.
Hạ lạp là gì
Hạ lạp là gì

Phạm phải những đại tội trong Phật giáo sẽ ảnh hưởng đến hạ lạp của tu sĩ, nặng nhất là bị tước mất danh phẩm.

Cách tính tuổi hạ lạp

Hạ lạp được tính theo số mùa an cư kiết hạ mà một tu sĩ đã thực hiện và thành công. Tỳ kheo an cư được một mùa hạ thì tính được một tuổi tu, tức một hạ lạp.

An cư kiết hạ (thời gian an cư): là thời gian tu tập chuyên sâu của một chư tăng. Diễn ra vào khoảng 3 tháng mùa mưa, thường từ ngày rằm tháng 4 đến ngày rằm tháng 7 âm lịch.

Trong khoảng thời gian này:

  • Các tu sĩ tập trung tu tập, không đi du hành, trau dồi kiến thức về giới luật, thiền định,…
  • Phải tuân thủ giới luật, không được vị phạm
  • Nếu vi phạm giới luật, hoặc có việc không tham gia thì không được tính tuổi hạ lạp

Xem thêm: Phật Di Lặc là ai? Ý nghĩa và cách thờ tượng

Danh phẩm các bậc xuất gia

Một trong những ý nghĩa của tuổi hạ lạp là xác định các chức danh trong Phật giáo. Sau đây là một số danh phẩm của các bậc xuất gia:

Hoà thượng

Là một danh xưng tôn kính dành cho những vị tu sĩ Phật giáo có tuổi đời và tuổi đạo cao.

  • Trong tam sư chủ trì giới đàn truyền giới, Hoà thượng là vị trí đứng đầu (hai vị khác là Yết Ma và Giáo Thọ).
  • Là thầy hướng dẫn cho các học tăng ba môn Giới – Định – Huệ.
  • Là người đỡ đầu cho các vị Tỳ kheo, Sa di,…

Thượng Toạ

Là một danh xưng chỉ người truyền trao giới pháp cho nhiều tu sĩ theo học tu hành.

  • Ở ngôi trên, người tu hành thường chia làm 3 bậc: tuổi tu cao, thọ giới trước và có phước trí hơn người.
  • Theo giới đàn truyền giới, vị hướng dẫn giới luật cho giới tử là Yết Ma A xà lê.
hạ lạp là gì
Danh phẩm các vị xuất gia

Đại Đức

Là cách gọi để xưng tụng các nhà sư đức cao vọng trọng, nhất là Tỳ kheo và tỳ kheo ni.

  • Giáo thọ là thầy giảng giới luật cho các giới tử.
  • Trong tam sư giới đàn truyền giới, Đại Đức là vị Giáo Thọ A xà lê.
  • Giáo phẩm chỉ bao gồm 2 cấp: Hoà Thượng và Thượng Toạ. Còn Đại Đức được xếp vào hàng đại chúng (theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam).

Tỳ kheo

Là danh xưng dùng cho các đệ tử chính thức của Đức Phật:

  • Tỳ kheo: chỉ người tu sĩ nam xuất gia. Còn có các cách gọi khác: Tỳ khưu, Tỷ khưu, Tỷ hô, Huân sĩ, Bật số, Bí sô.
  • Tỳ kheo ni: chỉ người tu sĩ nữ xuất gia. Còn có các cách gọi khác: Tỷ kheo ni, Bí sô ni.

Tỳ kheo là kết quả của công sức tu tập, được sư phụ đồng ý thọ giới để tiếp tục xếp vào đệ tử của Đức Phật. Tỳ kheo không phải là một danh xưng để biểu thị chức quyền

Tỳ kheo mang ý nghĩa:

  • Khất Sĩ: không nhận tiền, chỉ nhận thức ăn của người cúng dường và dùng trong ngày. Trì bình khất thực mang đến những điều tốt lành, hướng mọi người vào con đường hướng thiện.
  • Bố ma: quy phục các nghiệp lực, loại trừ nghiệp chướng,…
  • Phá Ác: thân khẩu trong sạch, làm việc thiện, tránh làm ác, có lòng từ bi, vị tha,…

Giải đáp: Mất tiền có phải của đi thay người

Kết luận

Trong Phật giáo, Hạ lạp là một khái niệm đóng vai trò trọng yếu. Dựa vào đó mà có thể tính tuổi tu, xét thứ bậc,… Quá trình tu tập cũng như sự đóng góp của các tu sĩ trong tăng đoàn cũng được thể hiện qua điều này.

tác giả kinh sám hối

Nguyễn Vipel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *