Hoan hỉ là gì theo đạo Phật và ý nghĩa

Hoan hỉ là gì theo đạo Phật và ý nghĩa

Hoan hỉ là gì chẳng phải khái niệm cao xa, bạn có thể tìm thấy lời giải ngay trong cuộc sống thường nhật. Trong Phật giáo, thuật ngữ này hướng con người nhìn mọi thứ với xúc cảm tốt đẹp, không ích kỷ và nhỏ nhen.

Mục tiêu mà ai cũng hướng đến từ khi sinh ra chính là có được sự hoan hỉ ở mỗi khoảnh khắc dù là nhỏ nhất.

Hoan hỉ là gì?

Hoan hỉ dùng để chỉ niềm vui, hân hoan của con người thể hiện qua hành động và lời nói. Sự hoan hỉ mang đến điềm lành cho công việc, chuyện tình cảm, gia đình.

Hoan hỉ cũng có nghĩa là chấp nhận mọi biến cố, sự việc xảy ra xung quanh bằng một tinh thần lạc quan, tin tưởng rằng tương lai tốt đẹp sẽ đến. Đây là trạng thái tinh thần trái ngược hoàn toàn với oán tăng hội khổ.

Chẳng hạn đó là niềm tự hào, vui vẻ của bậc sinh thành khi nuôi dạy con cái nên người. Cha mẹ đã bỏ ra rất nhiều và trải qua bao nhiêu nhọc nhằn nuôi con thành tài nên luôn có tâm hoan hỉ.

cách nuôi dưỡng lòng hoan hỉ
Đức Phật dạy con người hướng đến cái thiện và cái đẹp

Đức Phật dạy cho con người nhiều khái niệm đúng đắn và sâu sắc về cuộc sống. Phật tử nên tu tập như thế nào để nuôi dưỡng cho mình một tâm hồn đẹp qua những bài dạy trong kinh sách.

Niềm vui giúp cuộc sống của con người trở nên đa màu sắc, ngập tràn tình người, nhanh chóng tìm ra được chân lý cuộc sống. Tìm đến hoan hỉ và lan tỏa đến cộng đồng cũng là hướng đi đúng theo giáo lý Phật pháp.

Hoan hỉ oan gia là gì?

Hoan hỉ oan gia là việc con người thứ tha và buông bỏ những người hoặc vật khiến bản thân khó chịu hoặc cảm thấy phiền toái. Khi hoan hỉ oan gia, con người sẽ không còn quá để tâm đến những điều gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho chính mình.

Sự hoan hỉ theo cách này giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn trong đời sống hàng ngày. Đây cũng là bài học được Phật giáo truyền dạy cho tất cả các tín đồ khi tu tập nhằm xây dựng tâm hồn thanh tịnh, yên bình.

Đối với phần lớn mọi người thì việc có được hoan hỉ oan gia không phải một điều dễ dàng. Con người cần cố gắng để vượt qua thách thức tương đối khó khăn này trong cuộc sống.

Tâm trạng tốt khi hoan hỉ oan gia giúp bạn không còn khổ đau, phiền toái trước người hoặc vật mình không thích. Hoan hỉ mang đến tinh thần tự do, xóa bỏ oan nghiệp cho tất cả mọi người.

hoan hỉ
Ôm ấp và chấp nhận oan gia là cách hình thành lòng hoan hỉ hữu hiệu nhất

Hoan hỉ mang đến niềm vui và tâm trạng tốt cho mỗi người trong cuộc sống nhiều biến động này. Do đó, để hình thành được không phải điều dễ dàng với phần lớn mọi người.

Hoan hỉ oan gia càng là một thách thức tương đối khó khăn mà Phật giáo khuyên nên cố gắng thực hiện. Chánh niệm này hướng con người đến sự tha thứ, buông bỏ oan gia của mình.

Rèn luyện tâm hoan hỉ giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn, ít sự tiêu cực và đối xử bác ái với người xung quanh.

Cách nuôi dưỡng lòng hoan hỉ

Buông bỏ chấp niệm tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được dù hiểu hoan hỉ là gì. Bạn cần hiểu rõ tu tâm dưỡng tính là gì và nuôi dưỡng lòng tốt, cái nhìn bác ái từ những việc nhỏ nhất nếu muốn hạnh phúc.

1/ Nuôi dưỡng từ sâu trong tâm hồn lương thiện

Cách nuôi dưỡng tấm lòng được nhiều người yêu đạo Phật áp dụng là tạo sự hoan hỉ từ trong tâm hồn.

Bạn không được để bản thân bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài khi muốn trở nên lương thiện. Học cách chấp nhận và hài lòng với những gì diễn ra xung quanh giúp tâm hồn con người luôn vui vẻ.

hoan hỉ là gì
Mỗi con người đều phải đối diện với tâm ma của mình khi nuôi dưỡng hoan hỉ

Bản thân là kẻ thù lớn nhất nên bạn phải chiến thắng chính mình mới có thể trở nên vui vẻ. Nếu ngày nào đó có người khiến bạn không vui thì hãy thử chậm lại, khoan hãy hình thành chấp niệm về họ để nhận thấy sự khác biệt.

2/ Không đố kỵ ganh ghét

Đố kỵ là khái niệm trái ngược với hoan hỉ oan gia là gì nên con người cần loại bỏ. Ganh ghét khiến con người dần trở nên xa cách và sống trong sự ghen tị cũng vô cùng mệt mỏi.

Tâm trạng đố kỵ khi người khác thành công tạo rào cản trong quá trình nuôi dưỡng lòng hoan hỉ. Cuộc sống chỉ trở nên dễ dàng hơn khi bạn có sự chúc mừng với niềm vui của những người xung quanh.

Ganh tỵ với người khác cũng làm cho con người luôn trong trạng thái mệt mỏi vì đấu đá và tìm cách vượt qua họ. Thay vì dành thời gian ghen ghét, bạn nên tìm kiếm niềm vui cho riêng mình, hài lòng với bản thân để cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Khi tìm hiểu chửi người khác bị nghiệp gì, con người sẽ phần nào loại bỏ được tính tình đố kỵ ganh ghét lẫn nhau.

3/ Không ích kỷ

Sự ích kỷ trong một mối quan hệ sẽ nhanh chóng đưa người với người trở nên xa cách. “Cho đi để nhận lại” là châm ngôn sống mà người muốn nuôi dưỡng lòng hoan hỉ cần có.

Ích kỷ có thể giúp con người đạt được những kết quả mà mình mong muốn. Tuy nhiên, bạn có thực sự hạnh phúc nếu thành công của mình khiến nhiều người bất hạnh lại không phải câu hỏi dễ trả lời.

Thành công sau khi trở mặt với bao nhiêu người chắc chắn không thể cho bạn sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chiến thắng trong cô đơn không phải là một chiến thắng tuyệt đối, thậm chí còn là sự trừng phạt.

Nỗ lực bằng chính sức mình và nhận trợ giúp tự nguyện từ những người yêu thương sẽ cho bạn cảm nhận hoàn toàn khác. Chiến thắng bằng thực lực và đi trên con đường minh bạch mới khiến bạn tự hào trọn vẹn.

4/ Chấp nhận thực tại

Chấp nhận thực tại là điều nhiều người cân nhắc sau khi tìm hiểu hoan hỉ là gì. Hài lòng với những thứ bản thân đang có chính là chấp nhận thực tại.

hoan hỉ oan gia là gì
Mỉm cười trước thực tại tạo ra sự tự do trong tâm hồn

Bạn chỉ có thể sống vui khi học được cách chấp nhận tất cả mọi việc đến với mình trong cuộc sống. Tự do trong từng khoảnh khắc sẽ mang đến cho con người tâm hồn hoan hỉ.

Kết luận

Hoan hỉ là gì trong đạo Phật được giải đáp theo nhiều góc nhìn khác nhau, hướng con người đến sự vui vẻ từ tâm hồn. Học cách nuôi dưỡng lòng hoan hỉ sẽ cho cuộc sống của bạn sự thanh tịnh và hạnh phúc.

tác giả kinh sám hối

Nguyễn Vipel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *