Kinh nhân quả

Kinh nhân quả

Kinh Nhân Quả là một bài kinh quan trọng trong Phật giáo, nhắc nhở chúng ta về quy luật nhân duyên và nghiệp báo trong cuộc sống. Bài kinh này dạy rằng mỗi hành động, lời nói và suy nghĩ đều tạo nên nghiệp quả, ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai của chúng ta.

Ý nghĩa và nguồn gốc kinh nhân quả

Kinh nhân quả là một trong những bài kinh căn bản của Phật giáo, nhấn mạnh về quy luật nhân quả, nghiệp báo và sự tương tác nhân duyên trong cuộc sống. Kinh này dạy rằng mọi hành động, lời nói và suy nghĩ của con người đều tạo nên những ảnh hưởng và kết quả không thể tránh khỏi trong hiện tại và tương lai.

Kinh nhân quả
Ý nghĩa và nguồn gốc kinh nhân quả

Ý nghĩa của kinh không chỉ là lời răn dạy về nghiệp báo, mà còn là hướng dẫn sống đạo đức, hiểu rõ về trách nhiệm của bản thân trong mọi hành động và cách những hành động đó tác động đến cuộc sống của mình và người khác. Kinh nhân quả trở thành một nền tảng triết lý không thể thiếu, hướng người tu tập đến con đường tu thiện và tránh xa các hành động gây nghiệp xấu.

Nguồn gốc xuất phát từ lời dạy của Đức Phật, người đã thấu hiểu quy luật tự nhiên của nhân quả sau khi giác ngộ. Kinh này được lưu truyền và giảng dạy rộng rãi nhằm giúp chúng sinh nhận thức rõ hơn về nghiệp lực và cách để cải thiện cuộc sống thông qua những hành động thiện lành.

Nội dung bài kinh nhân quả

Kinh nhân quả là gì
Nội dung kinh nhân quả

Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo câu hội.

Khi ấy A Nan Đà Tôn giả, chắp tay đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng, rồi quỳ xuống thưa thỉnh đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn rằng:
– Bạch Thế Tôn! Đến thời mạt pháp, tất cả chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Đề, nhiều kẻ sinh niệm chẳng lành, không kính Tam Bảo, không trọng cha mẹ, không có tam cương. Năm giới rối loạn, nghèo khó, thấp hèn, sáu căn chẳng đủ, trọn ngày sát sinh hại mạng cho đến nghèo giàu sang hèn không đồng nhau. Do nhân duyên quả báo gì khiến nên như thế? Cúi xin Đức Thế Tôn từ bi, vì chúng con giải thích mọi sự việc.

Phật bảo A Nan cùng các đại đệ tử:
– Lành thay! Lành thay! Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ.
Tất cả nam nữ ở thế gian, giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ trước mà cảm quả báo. Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ việc sát hại mà phóng sinh và thứ tư cần trì trai và bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau.

Phật liền nói bài kệ nhân quả rằng:

1. Xưa tin nhân quả đạo lành
Đúc chuông tô tượng lòng thành chứa chan
Nay sinh hưởng phúc làm quan
Vinh hoa phú quý giàu sang ai bì.

2. Đời xưa xây cống sửa cầu
Quét đường dọn ngõ chẳng dầu chẳng e
Nay thì lên ngựa xuống xe
Đường mây thanh thản mái che mát đầu.

3. Kiếp nay ăn mặc sang giàu
Nhiễu, lon, gấm vóc đủ màu thỏa thê
Là vì kiếp trước lo bề
Cúng dường Tam Bảo áo y đủ đầy.

4. Kiếp nay tiền của đề huề,
Dung nhan đoan chính nhiều bề tốt tươi,
Vì xưa tâm đức thương người,
Đỡ nghèo giúp khó vẹn mười thiện căn.

5. Kiếp nay gác tía lầu son,
Nhà cao cửa rộng vuông tròn trước sau,
Vì xưa tiến gạo, cúng dầu,
Đưa vào Tam Bảo đề cầu phúc lai.

6. Kiếp xưa xây quán dựng trường,
Trồng cây, đào giếng, sửa đường, dọn ao,
Đời nay khỏe mạnh thọ cao,
Hồng da trắng tóc hạc nào dám đương.

7. Đời nay diện mạo đoan trang,
Hình dung hòa dịu thế gian mấy người,
Bởi xưa mua hái hoa tươi,
Cúng dường Tam Bảo vẹn mười thanh cao.

8. Kiếp nay linh lợi sáng tinh,
Làm hay học giỏi thông minh khác thường,
Vì xưa dọn dẹp đèn hương,
Tụng kinh niệm Phật là đường quả lai.

9. Kiếp xưa Tam Bảo cúng dường,
Hoành phi, câu đối cùng hàng phướn phan,
Kiếp nay hạnh phúc chan chan,
Vợ chồng sung túc hòa an trọn đời.

10. Kiếp nay cha mẹ song toàn,
Anh em hòa hợp chứa chan sum vầy,
Bởi xưa yêu mẹ quý Thầy,
Giúp người cô độc thương bầy trẻ côi.

11. Đời xưa thương xót chúng sinh,
Phóng sinh thả cá cứu tình si mê,
Kiếp nay con cháu đề huề,
Hưởng thường ngũ phúc thọ bề như non.

12. Đời xưa cậy sức tú bà,
Coi thường khinh miệt chồng là rác rơm,
Kiếp nay quả phụ cô đơn,
Ruột rầu đứt đoạn nguồn cơn não lòng.

13. Kiếp nay chịu cảnh nô tỳ,
Hầu trên hạ dưới bù trì chủ nhân,
Bởi xưa bội nghĩa vong ân,
Qua sông phụ sóng quả thân tôi đòi.

14. Kiếp nay mắt sáng uy nghi,
Dung nhan thông tuệ là vì làm sao,
Do xưa chẳng quản tiền hao,
Dầu đèn, nến sáp cúng vào Thế Tôn.

15. Đời xưa chửi mẹ mắng cha,
Rủa lời tục tĩu cùng là ác tâm,
Nay thì mồm méo miệng câm,
Rụng răng thụt lưỡi tính hâm tỷ ngàn.

16. Kiếp xưa bài lễ bác kinh,
Cười người tin Phật chê tình đạo chung,
Đời nay nghẹo cổ gù lưng,
Gối chùn mắt lác trông chừng lừa con.

17. Kiếp nay làm giống ngựa trâu,
Đem thân cày kéo vọt đâu đã chừa,
Bởi xưa không trả nợ xưa,
Vay mà ăn quỵt làm bừa bỏ không?

18. Kiếp nay khỏe mạnh hào hùng,
Thân hình tráng kiện nhan dung phi thường,
Bởi xưa tâm đức nhiều phương,
Giúp người tật bệnh tìm đường thuốc thang.

19. Đời nay khổ cực lang thang,
Chết không đất táng sống không cửa nhà,
Bởi xưa bắt nạt người ta,
Lấn già, hiếp trẻ, nộ bà, rẻ ông.

20. Kiếp xưa giảng pháp in kinh,
Vô lượng công đức vào mình ấy vay,
Cúng dường Tam Bảo vật tài,
Nay phần phúc lộc hưởng hoài cao sang.

21. Đời nay Phúc Lộc Thọ toàn,
Gia đình êm ấm thần quan nể vì,
Bởi xưa kính lão mến nhi,
Trọng hiền, yêu thiện vậy thì mới nên.

22. Kiếp xưa kính trọng Tăng Ni,
Giúp người đơn chiếc đỡ thì gian nan,
Nay thì vợ thảo dâu ngoan,
Cháu con tôn kính mọi đàng hiển vinh.

23. Đời nay con cháu khó nuôi,
Chết non quặt quẹo chẳng xuôi bề nào,
Vì xưa thù hận dâng cao,
Mắt giương tóc dựng chân cào tay giơ.

24. Kiếp nay cô độc suốt đời,
Năm canh vò võ ai thời nhìn trông,
Bởi xưa phạm lỗi tà dâm,
Ngó trông, lén lút mà xâm nhà người.

25. Đời xưa xem sách dâm thư,
Bói nhằng phán cuội tính hư mọi đường,
Kiếp này mù mắt lang thang,
Mó sờ, rờ rẫm biết đường nào đi.

26. Kiếp xưa đâm thọc chuyện người,
Khua môi múa lưỡi làm người nát tan,
Đời nay sù sụ ho khan,
Dãi đờm hôi hám máu chan dầm dề.

27. Kiếp xưa Phật Pháp không tin,
Báng đường Nhân quả, phỉ kinh Luân hồi,
Kiếp nay điếc đặc than ôi,
Mũi mồm ngơ ngáo ai dôi chuyện mình.

28. Đời xưa ngược đãi súc sinh,
Đánh, lôi, giết, chẳng nể tình si mê,
Kiếp này chốc ghẻ nan y,
Hắc lào, phong hủi ê chề hám hôi.

29. Kiếp xưa ganh ghét người tài,
Ác tâm hãm hại úm chài kẻ hay,
Nay bệnh bướu cổ mề đay,
Thân hình hôi hám ruồi bay hàng đàn.

30. Đời xưa lắm sự dèm pha,
Gươm đưa hai lưỡi giáo khoa hai đầu,
Kiếp này sứt miệng răng vâu,
Nói lời quang quác ai hầu muốn nghe.

31. Kiếp xưa đánh đập Mẹ Cha,
Hung hăng bất hiếu như là sài lang,
Đời nay dị tật phải mang,
Tay chân teo quắp rõ ràng thảm thương.

32. Ngày xưa đập quán phá đường,
Hủy cầu lấp cống xem thường thiện tâm,
Đời nay què cụt hai chân,
Đi bằng đôi nạng muôn phần xót xa.

33. Ngày xưa thấy kẻ cháy nhà,
Thấy người vấp ngã cười mà đứng xem,
Ngày nay tật ách kiêng khem,
Ốm o yếu đuối lại kèm cô đơn.

34. Kiếp xưa gạt kẻ mù lòa,
Lừa người điếc lác để mà lợi thân,
Nay làm chó ngựa khổ tâm,
Làm loài thú vật trả dần tội xưa.

35. Thấy người nguy hiểm làm ngơ,
Tai ương, cơ nhỡ lại chờ xem chơi,
Nay thì tật bệnh suốt đời,
Một mình thui thủi kêu trời ích chi.

36. Kiếp xưa nói xấu người ta,
Tự dưng gắp lửa bỏ qua tay người,
Nay nhầm thuốc độc chết tươi,
Dãi đờm máu mủ eo ơi thảm buồn.

37. Kiếp nay xương vẹo lưng gù,
Thân hình xấu xí hôi mù than ôi,
Xưa khinh đầy tớ mất rồi,
Đọa hành con ở xử tồi kẻ nô.

38. Kiếp xưa buôn bán hại người,
Lợi to mình hưởng chỉ thời biết ta,
Nay thì tự chết trầm kha,
Treo thân lè lưỡi trông mà sởn gai.

39. Kiếp xưa ngăn kẻ đi chùa,
Báng chê Tam Bảo nhớt đùa thiện nhân,
Nay thì sét đánh tung thân,
Lửa thiêu khét thịt điện tần khô xương.

40. Ngày xưa kết oán gieo thù,
Hung hăng đâm chém lộn mù xát xô,
Ngày nay rắn cắn, hổ vồ,
Mèo điên, chó dại hết đồ hung hăng.

41. Đời xưa chê kẻ ăn mày,
Cười người nghèo khó nhạo bầy tha hương,
Ngày nay chết rục ngoài đường,
Ruồi bâu kiến đục hết phường vô nhân.

42. Kiếp xưa bạc ác vợ con,
Chân dần, tay tát mồm còn lu loa,
Ngày nay cô độc đến già,
Chó mèo cũng ghét lợn gà cũng khinh.
Nam mô Khai Chính Kiến Bồ Tát! (3 lần)

Kết luận

Kinh Nhân Quả nhắc nhở chúng ta rằng mọi hành động đều có kết quả, từ đó khuyến khích sống thiện lành và có trách nhiệm. Đây là con đường hướng đến bình an và giác ngộ.

tác giả kinh sám hối

Nguyễn Vipel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *