Phước báu là gì? Cách tự tạo ra phước báu

Phước báu là gì? Cách tự tạo ra phước báu

Phước báu là gì luôn là câu hỏi mà nhiều Phật tử khi nghe thuyết giảng sẽ thắc mắc. Hiểu được khái niệm này, người tu đạo sẽ dễ dàng lĩnh hội được những chân lý hơn. Từ đó nhanh chóng đạt được nhiều cấp bậc mới trong con đường tu tập.

Phước báu là gì?

Phước báu chính là phước đức. Có thể hiểu đơn giản đó chính là những điều may mắn tốt lành mà mỗi con người được hưởng trong cuộc đời của mình.

Người dày phước báu là những người hay được quý nhân giúp đỡ, gặp nguy hóa an, cuộc sống bình yên và gặp nhiều thành công hơn người khác.

cách tạo phước báu là gì
Phước báu là những điều tốt lành, những điều may mắn mà mỗi người nhận được

Phước báu có thể giúp chúng ta vãng sanh đến những cảnh giới tốt đẹp sau khi chết, thoát khỏi luân hồi khổ đau. Đồng thời mang đến niềm vui hoan hỉ, sự thanh thản và an lạc trong tâm hồn.

Các cách tạo ra phước báu là gì?

Có những lúc, phước báu của chúng ta tích lũy được không chỉ có lợi cho bản thân mà còn được truyền lại cho đời sau hoặc người thân cho gia đình.

Bạn có thể học các cách dưới đây để tạo thêm phước báu cho mình và những người xung quanh. Trước tiên, hãy tránh xa những đại tội trong Phật giáo gây tổn hại lớn đến bản thân và người khác, dẫn đến hậu quả nặng nề.

1/ Bố thí cúng dường

Trong giáo lý nhà Phật, bố thí cúng dường được coi là việc làm có đạo hạnh cao quý, là một việc làm tạo nghiệp thiện nhiều nhất. Đây cũng là cách tạo phước báu được khuyến khích những người đang tu tâm học đạo nên thực hành đầu tiên.

Mang cái mình đang có để dâng, cúng, hiến lên Phật và chư Tăng nghĩa là bạn đang giác ngộ ra việc nên cho đi và không cần mong cầu hồi đáp. Đây là một hành động nhằm dẹp bỏ lòng tham từ sâu bên trong trái tim mỗi con người, tuy đơn giản nhưng công đức vô lượng.

cách tạo ra phước báu là gì
Bố thí cúng dường theo giáo lý nhà Phật là việc làm có đạo hạnh cao quý

2/ Trì giới

Trì giới là việc chúng ta học theo nhà Phật, sống một cuộc sống giữ đúng giới luật, không phạm phải những điều sai trái. Không chỉ người tu hành tại chùa hay tu tại gia mà ngay cả những người bình thường chưa phải Phật tử cũng có thể thực hiện trì giới.

Trì giới chính là việc con người tuân theo ngũ giới, bao gồm: không nói dối, không trộm cắp, không nghiện ngập, rượu chè… Trì giới thành công cũng chính là lúc bạn đã tự bảo vệ được mình trước những cám dỗ trần tục.

Đây cũng là hành động hướng đến những sứ mệnh cao cả hơn để tạo thêm phước báu cho nhân loại.

cách tạo phước đức
Trì giới là việc tuân theo ngũ giới của Phật giáo

3/ Nhẫn nhịn

Nhẫn nhịn giúp chuyển nguy thành an, thêm bạn xóa thù, tránh được những tranh chấp không cần thiết.

Nhẫn nhịn không phải là việc nhịn nhục đầy ấm ức. Mà là bạn biết bình tĩnh xử lý vấn đề, không nóng nảy bốc đồng khiến tình hình đi vào ngõ cụt.

Nhẫn nhịn tuy có thể tại thời điểm đó khiến bạn thiệt thòi, nhưng trong tương lai sẽ giúp bạn tránh khỏi những hiểm nguy mà có thể sẽ được châm ngòi từ bây giờ. Bởi vậy người Việt Nam mới thường hay nói “Một điều nhịn là chín điều lành”.

cách tạo ra phước đức
Nhẫn nhịn giúp tránh đi những nguy hiểm trong tương lai

4/ Tinh tấn

Tinh tấn ý chỉ người luôn siêng năng, cần mẫn và đầy lòng quyết tâm khi thực hiện việc tu tâm dưỡng tính. Trong mọi hoàn cảnh, người tinh tấn sẽ vẫn luôn giữ được thiện tâm, không để những tạp niệm hay dục vọng quấy nhiễu, gây ra những điều xấu xa.

Giữ được sự tinh tấn cho mình không chỉ là bạn đang tạo ra phước đức cho bản thân mà còn mang đến cho những người xung quanh sự bình an, yên ổn.

cách tạo phước báu
Tinh tấn là thái độ giữ gìn thiện tâm, quyết không để bản thân bị cám dỗ bởi dục vọng

Trên con đường tích lũy phước báu, chúng ta càng thấu hiểu triết lý sắc tức thị không, không tức thị sắc, nhận thức được bản chất vô thường, hư ảo của vạn vật.

5/ Thiền định

Những điều không mong muốn đột ngột xảy đến hàng sẽ khiến cho tâm hồn chúng ta bị xáo trộn, trở nên phiền muộn và lo âu. Đó chính là lúc bạn nên tìm đến thiền định để giúp bản thân tĩnh tâm, bình tĩnh tìm ra cách giải quyết cho mọi vấn đề.

cách tạo ra phước đức là gì
Thiền định để bản thân tịnh tâm, bình tĩnh sáng suốt tìm ra được cách giải quyết cho những phiền muộn

6/ Trí tuệ

Trí tuệ không chỉ đơn giản là ám chỉ việc học cao biết nhiều mà còn có hàm ý nói về sự sáng suốt trong nhận thức mọi vật, mọi việc xung quanh. Khi đã hiểu rõ nhân tình thế thái, bạn mới thật sự giác ngộ và được giải thoát khỏi những suy nghĩ trần tục. Có như vậy thì cuộc sống mới thực sự an lạc, thanh thản và hạnh phúc.

phước báu nghĩa là gì
Người có trí tuệ là người có nhận thức đúng về vạn vật xung quanh

7/ Hồi hướng phước

Hồi hướng phước nghĩa là bạn chia sẻ phước đức mình có được cho những người xung quanh của mình. Cho đi phước báu của mình không những không mất đi mà ngược lại còn khiến cho phúc đức của mình tăng lên.

Hành động này cũng chính là việc mọi người đang giúp đỡ người khác không mong cầu nhận lại, là một hành động cao cả mà không cần báo đáp.

cách tạo ra phước báu
Hồi hướng phước là sự cho đi không cần nhận lại

8/ Phục vụ người khác

Phục vụ người khác không phải là để mặc người khác sai khiến mà là hành động vì người khác mà làm việc với một tâm ý thoải mái và tự nguyện.

“Phục vụ” ở đây được hiểu giống như sự giúp đỡ, nhưng người thực hiện không mong cầu được báo đáp. Đồng thời, đây là sự mong muốn việc mình làm có thể đem lại lợi ích tốt đẹp cho những người xung quanh.

phước báu có nghĩa là gì
“Phục vụ người khác” là tự nguyện làm gì đó cho mọi người

9/ Nghe và giảng pháp

Nghe và giảng pháp càng nhiều, con người sẽ càng ngộ ra được nhiều đạo lý sống, giác ngộ được những tham sân si để từ nay không còn bị chúng cám dỗ.

Nghe thuyết pháp là hành động thức tỉnh thiện tâm trong bản thân mình. Giảng pháp chính là hành động giúp người khác ngộ ra được những chân lý sống để xây dựng một cuộc đời tốt đẹp hơn.

phước báu là gì
Nghe và giảng pháp càng nhiều, con người sẽ càng ngộ ra được nhiều đạo lý sống

10/ Khiêm tốn

Khiêm tốn là một đức tính đáng quý mà Phật giáo khuyến khích con người thu tập để có được. Người khiêm tốn là người biết điểm dừng, biết được điểm còn hạn chế bên trong mình để ngày càng cố gắng chứ không hề khoe khoang hay kiêu căng.

Người khiêm tốn luôn nhận được sự yêu mến đến từ những người xung quanh vì thái độ đúng mực và luôn không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân mình.

cách tự tạo ra phước báu
Khiêm tốn là một đức tính đáng quý mà Phật giáo khuyến khích con người thu tập

Kết luận

Phước báu là gì là gì được website Kinh Sám Hối giải đáp chi tiết. Phước báu là phúc đức mà mỗi người được hưởng trong cuộc đời này, tuy nhiên có người dày phước nhưng có người thì không. Cách tốt nhất là mọi người nên tự mình tu tâm dưỡng tính, chỉnh đốn lại nhận thức của mình để tạo ra thêm nhiều phước đức.

tác giả kinh sám hối

Nguyễn Vipel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *