Vô thủy vô chung là gì? Ý nghĩa của cụm từ vô thủy vô chung
Vô thủy vô chung là cụm từ được rất nhiều người tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa sâu xa của nó. Để có thể hiểu được cụm từ này, cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu các vấn đề liên quan về nhân quả, luân hồi và kinh Phật.
Vô thủy vô chung là gì?
Thủy là bắt đầu, vô thủy là không có bắt đầu. Nếu muốn có bắt đầu thì phải có sanh, còn vô thủy không có thì sẽ vô sanh.
Vô chung là không có kết thúc. Vô thủy vô chung là cụm từ chỉ 122 hạt trân như trong càn khôn vũ trụ, tức là không khởi đầu và không có kết thúc.
Vòng lặp nhân sinh sẽ không có khởi đầu và kết thúc nhưng đi theo nhân quả và luân hồi. Điều này cũng có nghĩa là sanh diệt đồng thời, bất sanh bất diệt, không sanh sẽ không diệt. Hoặc sanh diệt cùng một lúc nên không có điểm bắt đầu và kết thúc.
Theo lý thuyết Phật giáo tất cả mọi vật đều duy tâm tạo, hễ duy tâm tạo là có đối đãi, có nhân duyên, phải biết phàm là nhân duyên. Còn duy tâm tạo thì không phải là thật, nó chỉ là sự vật, sự việc do tâm tạo ra. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi vật, mọi việc đều do tâm tạo.
Ngoài ra, một kiếp là bao nhiêu năm không có con số cụ thể, chúng ta sẽ trải qua vô số khổ đau, luân hồi sinh tử không ngừng. Việc hiểu rõ về kiếp giúp ta trân trọng hiện tại và nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.
Ý nghĩa vô thủy vô chung
Với khái niệm được phân tích ở trên, cụm từ này cũng mang một ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa của cụm từ này.
Hiểu được nghĩa của cụm từ này để thấy rằng con người thật sự nhỏ bé giữa thế gian này. Sống hôm nay, chết ngày mai, khi chết cũng sẽ trở về với cát bụi.
Có thể thấy, trong Kinh Lăng Nghiêm có nói “phi nhân duyên, phi tự nhiên”. Có nghĩa là không nhân duyên, thì sẽ là tự nhiên. Không tự nhiên thì chắc chắn phải là nhân duyên.
Nếu là nhân duyên thì phải có sự bắt đầu, mà nhân duyên là chẳng phải thật. Nên không có sự bắt đầu gọi là vô thủy, nghĩa là không có sự bắt đầu. Bản thân mỗi người phải sống tri túc vì cuộc sống hiện tại, không vì quá khứ hay tương lai mà làm bản thân trở nên sa ngã.
Bản chất của mọi hiện tượng trong vũ trụ đều vô thủy vô chung, chỉ khi hiểu rõ Giới Định Huệ là gì – ba trụ cột quan trọng trong Phật pháp, con người mới đạt được trí tuệ giác ngộ.
Mọi sự vật, sự việc trên đời này đều có nhân quả. Chính vì vậy, bản thân cần sống tốt với đạo lý làm người. Để nhân quả và luân hồi sau này được hưởng nhiều phúc phần.
Xem thêm: Chẩn tế là gì? Các khâu chuẩn bị cho lễ Chẩn tế
Kết luận
Vô thủy vô chung là cụm từ đã được giải đáp về lý lẽ sống của con người, vạn vật, cây cỏ trên vũ trụ. Mọi thứ đều không có điểm khởi đầu và kết thúc.